Sunday, 8 July 2018

Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch: 80% để lại di chứng

Đó là thông tin được PGS.TS.BS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Giải phẫu Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó chủ nhiệm Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ trong chương trình y khoa “Giải pháp tạo hình thẩm mỹ mũi - môi cho bệnh nhân sứt môi hở hàm ếch ở tuổi trưởng thành” (ngày 7/7).
Tật sứt môi hàm ếch thường gặp ở trẻ chủ yếu do người mẹ thiếu a xít folic trước và trong thai kỳ
Tật sứt môi hàm ếch thường gặp ở trẻ chủ yếu do người mẹ thiếu a xít folic trước và trong thai kỳ
Sứt môi hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh thường gặp, tại Việt Nam ước tính cứ 500 đến 1.000 trẻ chào đời sẽ có 1 trường hợp bị dị tật trên. Khoa học đã xác định, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những dị tật ở trẻ là do người mẹ bị thiếu a xít folic trước và trong thai kỳ, ngoài ra là các yếu tố nhiễm trùng, nhiễm xạ trong thai kỳ hoặc di truyền.
Trẻ bị dị tật sẽ khiến tật cấu trúc giải phẫu thay đổi, gây ra những rối loạn chức năng về ăn uống, hô hấp, phát âm, và tác động xấu đến tâm lý của bệnh nhân, thân nhân. Hiện nay, sự chung tay của các tổ chức thiện nguyện đã giúp hầu hết trẻ bị dị tật nêu trên được phẫu thuật miễn phí ở giai đoạn đầu đời.
Tuy nhiên, giải pháp phẫu thuật mới chỉ bước đầu mang lại chức năng cơ bản cho bệnh nhân, khoảng 80% để lại những di chứng như: sẹo môi, viền môi không đều nhau, khuyết môi (thường gặp), thiếu da vùng môi, sập cánh mũi, biến dạng mũi - miệng… Khi đến tuổi trưởng thành, các di chứng trên ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm khó hòa nhập cuộc sống.
Theo PGS Quang Hùng, trước đây những phương pháp phẫu thuật tạo hình, vạt da truyền thống không mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Với sự phát triển của y học trong lĩnh vực thẩm mỹ, hiện nay phương pháp phẫu thuật tạo hình mũi tái cấu trúc Osteno - ghép trung bì mỡ môi tự thân đã mang lại kết quả rất khả quan. Sau phẫu thuật người bệnh cải thiện cơ bản (khoảng 80%) về cấu trúc của cơ thể, mang lại tính thẩm mỹ, giúp người bệnh tự tin hòa nhập cuộc sống.
Vân Sơn

Ước vọng từ nhà khoa học trẻ để người Việt có lá gan khỏe mạnh

Theo chân TS Trần Đức Dũng và các nhà khoa học, chúng tôi tìm về khu vực rừng núi thuộc xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn nơi có một loài dược liệu đặc biệt có tên là Ưng Bất Bạc - đã được TS Trần Đức Dũng dành 10 năm nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đài Loan.
Đam mê về loại dược liệu quý từ thuở ấu thơ…
“Từ nhỏ tôi đã được ông bà kể truyền thuyết về một loài cây đặc biệt, ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Người ta gọi nó là “Ưng Bất Bạc” bởi không một loài chim nào có thể lui tới và làm tổ. Chỉ biết rằng, người dân quê tôi dùng loài cây kỳ diệu đó như một vị thảo dược quý giúp giải độc, bảo vệ gan hiệu quả.
Cái tên “Ưng Bất Bạc” đã khơi dậy trong tôi biết bao tò mò và cũng chẳng biết tự bao giờ, tôi luôn ấp ủ một ước mơ phải làm một điều gì đó để nâng tầm giá trị của loài cây đặc biệt này
Những năm đầu thế kỉ 21, khi bệnh lý về gan ở Việt Nam ngày càng gia tăng, chi phí để phòng và điều trị các loại bệnh này cũng rất lớn khi phải sử dụng nhiều loại thuốc nhập ngoại, nhưng một dược liệu quý như Ưng bất bạc lại bị lãng quên. Và với tôi lúc này, chỉ có con đường nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ chiết xuất hiện đại để mang đến những sản phẩm chất lượng cao từ chính thảo dược quê nhà là giải pháp hữu hiệu nhất.
TS Trần Đức Dũng với đam mê nghiên cứu loài dược liệu quý Ưng Bất Bạc
TS Trần Đức Dũng với đam mê nghiên cứu loài dược liệu quý Ưng Bất Bạc

Ngay khi còn ngồi trên ghế trường Đại học Dược Hà Nội, anh đã mang ý tưởng này trao đổi với thầy hướng dẫn luận văn của anh là GS.TS Phạm Xuân Sinh – Khi đó là Chủ nhiệm Bộ môn dược học cổ truyền – Đại học Dược Hà Nội. Được sựủng hộ của GS.TS Phạm Xuân Sinh, sau khi tốt nghiệp Đại học Dược vào năm 2003, TS Dũng đã mang theo cây Ưng Bất Bạc sang Đài Loan - một quốc gia hàng đầu về chiết xuất dược liệu để tiến hành nghiên cứu.
Bước chân sang Đài Loan, TS Dũng gặp phải vô vàn nhiều khó khăn, từ bất đồng ngôn ngữ, chi phí học tập – nghiên cứu, điều kiện sinh sống… nhưng với một niềm đam mê với loài dược liệu quý Ưng Bất Bạc, anh quyếtkhôngnảnlòng. May mắn cho anh, trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Đài Loan, anh đã có cơ hội được tiếp xúc và gặp gỡ với nhiều nhà khoa học có cùng ý tưởng nghiên cứu đề tài này.
Được sự dìu dắt của GS Hoàng Trí Dương - người trực tiếp hướng dẫn đề tài, TS Dũng nhanh chóng tiếp cận kiến thức mới. Anh bắt đầu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ứng dụng công nghệ phân tử Y sinh học - công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất dùng để nghiên cứu phát hiện thuốc mới và nhiều lĩnh vực Y dược khác. Cũng chính từ đây, anh khám phá những công dụng tuyệt vời đằng sau cái tên Ưng bất bạc.

10 năm nghiên cứu, TS Dũng đã chứng minh được 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ Ưng Bất Bạc như: bảo vệ tổn thương tế bào gan do rượu và tân dược, kháng vi rút viêm gan b, hạ men gan và phục hồi các chức năng của gan, tác dụng diệt tế bào ung thư gan người HA22T, làm giảm sự phát triển của khối u của cao chiết Ưng Bất Bạc, thông qua cơ chế hoạt hóa protein PP2A, cao chiết Ưng Bất Bạc còn ức chế sự sản sinh ra tế bào ung thư HA22T, ức chế sự tăng sinh, khả năng xâm lấn và ức chế các tín hiệu di căn của tế bào HA22T thông qua hoạt hóa protein PP2A.
PGS.TS - Nghiên cứu viên cao cấp Nguyễn Thượng Dong cho biết “Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện ra trong dịch chiết Ưng Bất Bạc có chứa nhiều Flavonoid quý như Diosmin và Hesperidine. Hesperidin trong Ưng bất bạc đã được chứng minh có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào gan, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan. Diosmin có tác dụng làm giảm tổn thương tế bào gan do rượu, tăng cường chuyển hóa và đào thải ethanol, hạ men gan, tăng cường chức năng gan, cải thiện các chỉ số glucosa máu, cholesterol, ure máu và hạ các men gan...”

Nỗ lực để công trình nghiên cứu mang tính an sinh xã hội

Thành công từ công trình nghiên cứu của TS Trần Đức Dũng đã được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao. Công trình của anh đã được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan cấp bằng sáng chế, tặng giải thưởng “Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên”, một giải thưởng uy tín của Đài Loan.
Trở về quê hương với thành công sau bao năm nỗ lực, vất vả, TS Trần Đức Dũng vẫn mệt mài ngày đêm với dự án bảo tồn dược liệu quý ngàn năm Ưng bất bạc, đồng thời chuyển giao công nghệ chiết xuất hoạt chất từ Ưng bất bạc được Mỹ cấp bằng sáng chế cho Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI để sản xuất thành công sản phẩm Heposal giúp phục hồi và bảo vệ tế bào gan, dùng tốt cho các trường hợp mắc các bệnh lý về gan như nhiễm virus viêm ga B,C thể hoạt động và không hoạt động, men gan cao, gan nhiễm mỡ, xơ gan….
Quyết định đó một phần để người dân trên quê hương anh có cơ hội phát triển nghề trồng và cung ứng dược liệu sạch, nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Đồng thời, cũng là cách để các bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan có cơ hội tiếp cận với nguồn dược liệu mới, mang lại sản phẩm chất lượng cao, chi phí hợp lý để chăm sóc bảo vệ lá gan người Việt và hướng tới việc xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.
TPBVSK Heposal là sản phẩm chuyên biệt cho các bệnh nhân mắc bệnh gan đã ra đời và trở thành sản phẩm đầu tiên tại Việt Nam có dịch chiết chuẩn hóa PYBBE từ Ưng Bất Bạc kết hợp với Phosphocomplex - dạng bào chế công nghệ cao của Silymarine giúp tăng hấp thu và hiệu quả gấp 100 lần so với Silymarine thông thường, giúp phục hồi và bảo vệ gan, sử dụng tốt cho những trường hợp có nguy cơ cao gây tổn thương gan như nhiễm viêm gan virus B, C, người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc tây, hóa chất độc hại…